Những điều cần biết khi đi lễ Côn Đảo viếng mộ cô Sáu

Côn Đảo là một địa điểm du lịch tâm linh rất linh thiêng ở nước ta. Mỗi năm, Côn Đảo thu hút hàng triệt lượt du khách đổ về để thắp hương khấn viếng cầu cho gia đình mạnh khỏe, làm ăn thành công. Dưới đây là những điều cần biết khi đi lễ Côn Đảo viếng mộ cô Sáu.

Nội dung bài viết

Những điều cần biết khi đi lễ Côn Đảo viếng mộ cô Sáu để không phạm phải cấm kỵ

  • Khi đến các nơi tâm linh như Chùa, Miếu, Nghĩa trang, … hãy mặc trang phục lịch sự, gọn gàng, đừng quá ngắn
  • Quần đảo nơi đây là vùng đất linh thiêng, nên tuyệt đối không đùa giỡn, cười nói bậy bạ, kể cả trong suy nghĩ.
  • Thời gian tốt nhất để viếng mộ và dâng hương, kính lễ Cô Sáu từ 19h – 22h, đây được cho là thời điểm linh thiêng nhất.
  • Đồ lễ cô Sáu không thể thiếu hoa cúc trắng, loài hoa mà Cô Sáu rất thích.
  • Không thể thiếu lêkima (quả “trứng gà”), một loại hoa quả khi còn nhỏ Cô Sáu thích ăn lêkima.
  • Trước khi thăm lễ mộ Võ Thị Sáu, cần phải trình tại đài tưởng niệm tại nghĩa trang Hàng Dương trước, không được phép bỏ qua.
Những điều cần biết khi đi lễ Côn Đảo viếng mộ cô Sáu
Những điều cần biết khi đi lễ Côn Đảo viếng mộ cô Sáu

Lưu ý khi đi lễ viếng tại Côn Đảo để không phạm phải cấm kỵ

Côn Đảo là vùng đất tâm linh rất linh thiêng. Tại đây, chỉ trong 113 năm, hơn 20.000 người đã khuất vì bị tra tấn tàn bạo, vì vậy điều nên tránh là những lời nói đùa, nói bậy, văng tục, kể cả trong suy nghĩ.

Trang phục khi đi lễ cũng là một điều cần chú trọng. Tốt nhất nên chuẩn bị những bộ đồ nhã nhặn, tránh hở hang để không làm mất mỹ quan và sự tôn nghiêm của quần đảo nơi đây.

Khi đến thăm Nghĩa trang Hàng Dương và mộ Cô Sáu, nhất định nên tránh trêu đùa, chửi thề, nói to, đùa cợt hay có những hành động thô lỗ. Hãy dùng ngôn từ và cách hành xử văn minh, vì đây là nơi yên nghỉ của gần 2000 chiến sĩ cách mạng đã hy sinh vì độc lập của Tổ quốc.

Những điều cần biết khi đi lễ Côn Đảo viếng mộ cô Sáu
Những điều cần biết khi đi lễ Côn Đảo viếng mộ cô Sáu

Nếu có rất nhiều du khách tới viếng thăm, hãy ứng xử văn minh, xếp hàng, nên tránh xô đẩy, đi nhẹ, nói khẽ để bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn đối với người đã khuất.

Tại Nghĩa Trang Hàng Dương bạn nên đến sớm, trước khoảng 19h để có thời gian chuẩn bị đồ lễ. Có 2 đồ lễ như sau:

  • Lễ thăm viếng tại Nghĩa trang Hàng Dương:
    • Một bó cúc vàng
    • Giỏ hoa quả hoặc một đĩa ngũ quả, thêm bánh kẹo.
    • Một cặp nến hay một cặp đèn cầy
    • Hương nhang
    • Áo binh sĩ, Trang phục bộ đội bằng giấy.
    • Giấy tiền vàng mã.
  • Lễ lễ viếng mộ Cô Sáu:
    • Văn sớ cầu khấn
    • Một cặp đèn cầy trắng hay một cặp nến
    • Nhang hương.
    • Hoa cúc màu trắng hoặc hoa hồng màu trắng
    • Giỏ trái cây hoặc đĩa ngũ quả, thêm bánh kẹo
    • Đồ mỹ phẩm, gương lược, nón lá, nước, guốc dép, áo dài, áo bà ba (đồ thật thì giữ lại trưng bày tại Bảo tàng nghĩa trang, đồ mã thì hóa vàng).

Trình tự viếng lễ cô Sáu tại Nghĩa Trang Hàng Dương

Bên cạnh thời gian thi thứ tự đi lễ cũng là điều du khách cần nhất định lưu ý. Đồ Cúng Tâm Phúc xin gợi ý lịch trình được nhiều du khách khi đến Côn Đảo lựa chọn không chỉ vì thời khóa biểu hợp lý, mà còn tận hưởng trọn vẹn trải nghiệm đầy tâm linh khi trên đảo.

Ban ngày

Đầu tiên, các du khách hãy đi lễ tại Nghĩa trang Hàng Dương. Tại nơi đây sẽ thực hiện lễ chính cho các chiến sĩ cách mạng. Sau đó mới bắt đầu đến viếng mộ các chiến sĩ cách mạng nổi tiếng. Tiêu biểu là mộ các nhà yêu nước Lê Hồng Phong và Nguyễn An Ninh nằm bên khu A của nghĩa trang. Trình tự chỉ cần cứ theo lần lượt đến khu A, khu B, khu C, cuối cùng là khu D.

Khi tới lễ vào buổi sáng, bạn chỉ cần tiến hành lễ trình tại mộ cô Sáu, buổi tối mới thực hiện lễ chính.

Ban đêm

Viếng mộ cô Sáu vào buổi tối là phần tiếp theo của quá trình đi lễ tại Côn Đảo. Trước khi ra mộ cô, mọi người cũng sẽ tới trình tại đài tưởng niệm một lần nữa rồi nhất định mới bắt đầu làm lễ viếng Cô Sáu. Đầu tiên là bước dâng lễ tại tượng đài các anh hùng liệt sĩ.

Những điều cần biết khi đi lễ Côn Đảo viếng mộ cô Sáu
Mộ chị Võ Thị Sáu tại Khu B2, Nghĩa trang Hàng Dương.

Bạn bài trí lễ vật ra ngoài, sắp xếp gọn gàng, đẹp đẽ. Chuẩn bị một mâm lễ và lọ hoa, hương, để lễ vật ở đó rồi đến mộ cô Sáu. Sau khi tảo mộ cô Sáu xong, nếu có nhiều lễ vật, bạn nên tới sớm để thu xếp. Buổi tối tại mộ cô Sáu rất đông, bạn nên kiên nhẫn, đợi đến lượt vào lễ, nên tránh việc chen lấn, xô đẩy nhau.

Do lượng người đi lễ ngày càng đông nên hiện nay, một người chỉ có thể làm lễ trong nhất định  20 phút. Bạn xếp đặt đồ lễ về thắp hương cho Cô Sáu rồi khấn bái, 20 phút sau dọn đồ lễ để nhường cho người khác vào viếng. Sau đó mang lễ đi hóa vàng. Hoa quả, bánh kẹo, nước để vào thùng có sẵn gần đó. Nước suối thì bạn nên xin Cô Sáu trước rồi mang về uống để lấy lộc. Gương lược để lại gọn gàng trên đĩa ở mộ Cô Sáu.

Những điều cần biết khi đi lễ Côn Đảo viếng mộ cô Sáu
Những điều cần biết khi đi lễ Côn Đảo viếng mộ cô Sáu

Lưu ý:

  • Thời gian viếng trước đây là 21h đến 24h, tuy nhiên hiện tại đã có quy định mới là đến 22h đóng cửa.
  • Số lượng và lễ vật tùy theo khả năng của bạn, chỉ cần chỉn chu và thành tâm là được. Nhiều du khách có điều kiện còn sắm thêm cả áo dài trắng, trang sức thật, rồi cả xôi gà, lợn quay để viếng mộ Cô Sáu. Nếu điều kiện không cho phép bạn chỉ cần dâng hương và hoa là đủ rồi.

Trên đây là những điều cần biết khi đi lễ Côn Đảo viếng mộ cô Sáu. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn trong chuyến du lịch Côn Đảo đầy thú vị. Bên cạnh đó, nếu bạn có nhu cầu đặt Đồ cúng Côn Đảo khi đến những địa điểm tâm linh hoặc thăm viếng các anh hùng cách mạng tại Nghĩa trang Côn Đảo, hãy liên hệ với Đồ cúng Tâm Phúc Côn Đảo để được tư vấn và hỗ trợ.

Dịch Vụ Đồ Cúng Tâm Phúc

Chi nhánh TPHCM:

Chi nhánh Côn Đảo: 

  • Địa chỉ: Đường Nguyễn Hữu Tiến, Khu 7, Huyện Côn Đảo, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
  • Hotline: 0866.500.779
  • Fanpage: Đồ Cúng Côn Đảo Tâm Phúc.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0866.500.779