Côn Đảo là 1 quần đảo nằm ở ngoài khơi bờ biển Nam Bộ, thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Việt Nam. Đây là hòn đảo chứng kiến 113 năm đấu tranh cách mạng của dân tộc. Lịch sử Côn Đảo đã trải qua bao thăng trầm và đến nay hòn đảo xinh đẹp này đã trở thành 1 địa điểm du lịch thu hút đông đảo du khách.
Nội dung bài viết
Tổng quan về huyện Côn Đảo
Côn Đảo là một quần đảo nằm ở ngoài khơi bờ biển Nam Bộ và cũng là đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Việt Nam.
Lịch sử huyện Côn Đảo sau khi đất nước được hoà bình, thống nhất, năm 1977 Quốc Hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã quyết định tên gọi chính thức “Côn Đảo”, là đơn vị hành chính cấp huyện thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Côn Đảo có diện tích 76 km², là một quần đảo gồm 16 hòn đảo lớn nhỏ khác nhau, hiện nay Côn Đảo là một huyện có chính quyền một cấp và trung tâm hành chánh là Thị Trấn Côn Đảo nằm giữa sân bay Cỏ Ống và Cảng Bến Đầm với dân số chỉ khoảng hơn 8.500 dân.
Lịch sử Côn Đảo – Những điều có thể bạn chưa biết
Côn Đảo có vị trí thuận lợi trên con đường biển nối liền Châu Âu – Châu Á nên người phương Tây đã biết đến Côn Đảo từ rất lâu.
Đoàn thuyền của nhà thám hiểm Marco Polo người Ý đi vào năm 1294, gồm 14 tàu trên đường từ Trung Quốc về nước, bị mất 8 tàu trong một trận bão, số còn lại trôi dạt vào Côn Đảo, nhờ đó từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 16, nhiều đoàn du khách châu Âu đã biết và đến thăm Côn Đảo.
Cuối thế kỷ 17, đầu thế kỷ 18, tư bản Anh, Pháp bắt đầu chú ý đến các nước phương Đông. Các công ty Anh – Pháp đã nhiều lần cử người ra Côn Đảo để tiến hành các cuộc điều tra, khám xét toàn diện nhằm xâm chiếm Côn Đảo.
Tấm bản đồ trên hiện được lưu trữ tại Thư viện Quốc Gia Pháp, chú thích trên:
- A: Bến cảng
- B: Trại lính Pháp (1721-1723)
- C. Phế tích đồn lính Anh
- D: Làng dân đảo
- E. Lối vào cảng vào mùa gió Đông Bắc
- F. Lối vào cảng vào mùa gió Tây Nam
Vào năm 1702, năm đời chúa thứ 12 Nguyễn Phúc Chu, một công ty Đông Ấn của nước Anh điều quân lính ra Côn Đảo và xây dựng pháo đài, cột cờ sau đó.
Ba năm sau, ngày 3 tháng 2 năm 1705, người Macassar Mã Lai bấy giờ nổi dậy và người Anh phải rời Côn Đảo.
Ngày 28 tháng 11 năm 1783, Ông Bá Đa Lộc thay mặt Chúa Nguyễn Ánh ký với Bá tước De Mantmarin về Hiệp ước Versailles.
Đây là văn bản đầu tiên của triều Nguyễn nhượng chủ quyền Cảng biển Đà Nẵng và quần đảo Côn Lôn cho Pháp. Đổi lại, người Pháp sử dụng 4 tàu chiến, 1.200 binh lính, 200 xạ thủ và 250 lính Phi để giúp chống lại quân Tây Sơn.
Theo truyền thuyết, trong đợt thứ ba, Chúa Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn truy đuổi chạy trốn đến Côn Lôn, Ở ẩn dật ở đây vài tháng. Do đó, hiện nay có một ngọn núi cao tên là núi Chúa trên đảo Côn Sơn, đền thờ Bà Phi Yến là thứ phi của Chúa Nguyễn Ánh ở làng An Hải, và Miếu thờ Hoàng tử Cải, con trai của Bà Phi Yến tại làng Cỏ Ống.
Côn Đảo – Thiên đường du lịch ngày nay
Ngày nay, Côn Đảo trở thành điểm du lịch lý tưởng cho những ai muốn kham phá vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ và tìm hiểu lịch sử đất nước.
Côn Đảo là một trong 21 khu du lịch quốc gia của Việt Nam. Nơi đây được nhiều du khách đánh giá là thiên đường của nghỉ dưỡng và khám phá thiên nhiên (rừng và biển). Côn Đảo được xem là hòn đảo du lịch với những bãi tắm hoang sơ tuyệt đẹp, làn nước trong xanh mát lạnh, bãi cát dài phẳng mịn.
Không khí trên đảo thật trong lành, được ví như thiên đường nghỉ dưỡng. Sở hữu rừng nguyên sinh và biển được bảo tồn đa dạng sinh học, Côn Đảo không chỉ là nơi nghiên cứu của các nhà khoa học mà còn là nơi để du khách đến du lịch khám phá, với các chương trình du lịch sinh thái.
Tháng 5 năm 2011, tạp chí Travel + Leisure gọi Côn Đảo – nơi có “những vách đá dốc đứng bên cạnh những bãi biển hoang sơ và làn nước xanh trong vắt” – là một trong những đảo bí ẩn và tốt nhất thế giới.
Tương tự, Lonely Planet cũng xếp Côn Đảo vào danh sách những đảo bí ẩn và tốt nhất thế giới, đồng thời ca ngợi Côn Đảo là “thiên đường thiên nhiên với những cánh rừng rậm rạp, làn nước màu ngọc bích, những bãi cát trắng và là ngôi nhà của bò biển, cá heo, rùa biển và những rạn san hô ngoạn mục”.
Trên đây là ghi chép về lịch sử Côn Đảo cho bạn tham khảo. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn trong chuyến du lịch Côn Đảo đầy thú vị. Bên cạnh đó, nếu bạn có nhu cầu đặt Đồ cúng Côn Đảo khi đến những địa điểm tâm linh hoặc thăm viếng các anh hùng cách mạng tại Nghĩa trang Côn Đảo, hãy liên hệ với Đồ cúng Tâm Phúc Côn Đảo để được tư vấn và hỗ trợ.
Dịch Vụ Đồ Cúng Tâm Phúc
Chi nhánh TPHCM:
- Địa chỉ: Số 7 đường 6B, Phường Phước Bình, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh
- Hotline: 033.357.3839
- Facebook: Đồ cúng Tâm Phúc
Chi nhánh Côn Đảo:
- Địa chỉ: Đường Nguyễn Hữu Tiến, Khu 7, Huyện Côn Đảo, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
- Hotline: 0866.500.779
- Fanpage: Đồ Cúng Côn Đảo Tâm Phúc.