Đi lễ ở Côn Đảo và dâng mâm cúng chiến sĩ thể hiện được “Uống nước nhớ nguồn” là một truyền thống tốt đẹp ngàn đời của dân tộc ta. Ngày 27/ 7 là ngày lễ lớn nhất để tưởng nhớ đến các thương binh liệt sĩ. Tuy nhiên, tại Côn Đảo thì việc đi viếng các chiến sĩ thì diễn ra quanh năm. Trong bài viết này, Đồ cúng Tâm Phúc sẽ chia sẻ cho bạn những thông tin hữu ích để lễ viếng chiến sĩ tại Côn Đảo.
Nội dung bài viết
Làm mâm cúng chiến sĩ đơn giản trở thành tục lệ của người địa phương
Ngày xưa Vua Hùng đã có công dựng nước, ngày nay Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước. Câu nói này của Bác Hồ chưa bao giờ được quên đối với người dân Việt Nam.
Từ trong lịch sử mấy ngàn năm xưa, dân tộc ta luôn luôn phải đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Những người anh hùng đã phải đổ mồ hôi, nước mắt và xương máu để đổi lấy từng tấc đất.
Đi viếng mộ cô Sáu cùng dâng mâm cúng chiến sĩ Côn Đảo không đơn thuần là nghĩa cử để cảm tạ công ơn. Đây đã trở thành một tục lệ truyền thống từ mấy thập kỉ trước đến tận mãi sau.
Côn Đảo từng được mệnh danh là “địa ngục trần gian, đi dễ khó về”. Nơi đây là nơi chôn vùi hàng ngàn anh hùng bị đày ải chưa biết được danh tính.
Hiện nay, người dân tôn thờ 2 vị nữ Thần hộ mệnh của Côn Đảo. Cụ thể, là anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Võ Thị Sáu và bà Phi Yến. Hàng năm, du khách từ mọi miền tổ quốc đến Côn Đảo để hành lễ tại nơi đây.
Việc này xuất phát từ lòng tin về quan niệm của người dân Côn Đảo. Người địa phương cho rằng, cô Sáu sẽ che chở và ban cho gia đình có cuộc sống sung túc. Vì thế, Côn Đảo trở thành một trong những địa điểm du lịch tâm linh lớn nhất cả nước.
Mâm cúng chiến sĩ Côn Đảo đơn giản gồm những gì?
Tuy nhiên, đi lễ sắm lễ như thế nào cho đúng thì không phải ai cũng biết.
Dựa theo kinh nghiệm của rất nhiều người đã đến viếng mộ cô Sáu nhiều năm nay, sau đây,
Tâm Phúc xin chia sẻ cùng mọi người những kinh nghiệm để trả lời cho những câu hỏi như:
- Đi lễ mộ cô Sáu nên sắm lễ gì?
- Cúng các anh hùng liệt sĩ nghĩa trang Hàng Dương thì chuẩn bị những gì?
Khi đến nghĩa trang Hàng Dương, nơi đầu tiên chúng ta nên đến viếng trước đó là tượng đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ có công với cách mạng, tiêu biểu trong đó là: cụ Nguyễn An Ninh, cụ Nguyễn Hồng Phong…và cả một số anh hùng liệt sĩ chưa được biết tên, mộ phần của họ đều được đặt tại nghĩa trang Hàng Dương.
Trong chuyến đi viếng thăm các anh hùng liệt sĩ tại vùng đất thiêng này, không thế thiếu được lễ vật và mâm cúng. Việc chuẩn bị mâm cúng chiến sĩ Côn đảo đơn giản đến hoành tráng cầu kì, vẫn phải đạt chuẩn yêu cầu tâm linh. Để bày tỏ được lòng thành, tri ân trọn vẹn, quý bạn cần chuẩn bị các lễ vật sau:
Bộ tiền mã chiến sĩ cơ bản:
- 1 áo hộp nhỏ thường.
- 1 đôi dép cao su.
- 1 mũ phớt.
- 1 lễ tiền vàng.
- 1 túi trà khô.
- 1 bình rượu.
- 1 gói thuốc lá thường.
- 1 điếu cầy.
- 1 cặp đèn cầy.
- 1 bó nhang.
- Ngũ quả gồm: Táo, cam, xoài, thanh long và đu đủ.
- 1 bó hoa cúc vàng.
Những ưu đãi chỉ có tại Đồ cúng Tâm Phúc khi đặt đồ cúng Côn Đảo
Để nhằm cung ứng được nhu cầu mua đồ lễ dâng cúng tại Côn Đảo. Đồ cúng Tâm Phúc đã cho ra các dịch vụ mâm lễ vật đúng chuẩn theo quy chuẩn của truyền thống tâm linh. Cùng với hơn 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực, Đồ cúng Tâm Phúc hiểu được những khó khăn của các quan khách thì tới dâng lễ tại vùng đất linh thiêng Côn Đảo này.
Từ đó, sẽ giúp được cho quý bạn có được trải nghiệm tốt nhất không chỉ về mặt cúng bái tâm linh, mà còn là sự trọn vẹn khi đi nghỉ dưỡng nơi đây.
- Tặng 1 ngày xe máy miễn phí khi đặt mâm lễ cô Sáu hoặc combo mâm lễ từ 1.500.000đ.
- Giảm 50.000đ cho khách hàng cũ hoặc được giới thiệu khi đặt mâm lễ dưới 1.500.000đ.
- Giảm 100.000đ cho khách hàng cũ hoặc được giới thiệu khi đặt mâm lễ từ 1.500.000đ.
- Tặng 02 phiếu mua hàng trị giá 100.000đ khi đặt lại mâm lễ từ 1.500.000đ trở lên. Áp dụng cho hệ thống chi nhánh của Đồ cúng Tâm Phúc tại: Côn Đảo, Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Vũng Tàu, Tp. Cần Thơ và các tỉnh lân cận.
- Tư vấn miễn phí vé tàu, khách sạn, các điểm tham quan, địa điểm ăn uống.
- Miễn phí in bảng tên mâm lễ, miễn phí viết sớ và chuẩn bị bài văn khấn.
- Có đội ngũ nhân viên hỗ trợ bê lễ và hướng dẫn quy trình đi lễ miễn phí trong suốt quá trình đi lễ.
Địa điểm bạn nên đến khi viếng lễ chiến sĩ Côn Đảo
Đi Côn Đảo thì đừng đòi hỏi có những điểm du lịch hoành tráng này kia, vì đó là nơi tâm linh, được mệnh danh là bàn thờ tổ quốc, tất cả xoay quanh việc thờ cúng mà thôi.
Nhà Chúa Đảo
Có tổng diện tích là 18.600m2, gồm các hạng mục: nhà phụ thuộc, nhà ở dành cho nhân viên, nhà Chúa Đảo, hệ thống sân, vườn – có cổng và hàng rào bao quanh. Khu vực này từng là nơi ở và làm việc của 53 đời Chúa Đảo, trong khoảng thời gian hệ thống nhà tù ở Côn Đảo duy trì hoạt động. Sau ngày giải phóng (1975) đến nay, nhà Chúa Đảo được sử dụng làm nơi trưng bày của Khu di tích lịch sử Côn Đảo.
Nghĩa trang Hàng Dương và mộ cô Sáu
Nghĩa trang Hàng Dương là nghĩa trang lớn nhất tại Côn Đảo. Nơi có tượng đài chiến sĩ gọi là nấm mồ chung cho gần 20 ngàn chiến sĩ đã hy sinh. Từ năm 1862 đến 1975, trong nhà tù Côn Đảo của chính quyền thuộc địa Pháp, và sau này là chính quyền Việt Nam Cộng hòa.
- Khu A: Gồm 688 ngôi mộ (có 7 mộ tập thể) trong đó 91 mộ có tên và 597 mộ khuyết danh. Đa số các phần mộ từ năm 1945 trở về trước. Nơi đây có mộ của liệt sĩ cách mạng Lê Hồng Phong và nhà yêu nước Nguyễn An Ninh.
- Khu B: Gồm 695 ngôi mộ (có 17 mộ tập thể) trong đó 276 mộ có tên và 419 mộ khuyết danh. Đa số các phần mộ từ năm 1945 đến 1960. Nơi đây có mộ của nữ anh hùng Võ Thị Sáu và anh hùng Cao Văn Ngọc.
- Khu C: Gồm 373 ngôi mộ (có 1 mộ tập thể) trong đó 332 mộ có tên và 41 mộ khuyết danh. Đa số các phần mộ từ năm 1960 đến 1975. Nơi đây có mộ của anh hùng Lê Văn Việt.
- Khu D: Gồm 157 ngôi mộ, trong đó 14 mộ có tên và 144 mộ khuyết danh. Đặc biệt mộ khu D được quy tập các mộ từ các nghĩa trang Hòn Cau và Hàng Keo về.
Nhà tù Côn Đảo
Nhà tù Côn Đảo là một khu nhà tù tại Côn Đảo. Hệ thống nhà tù này được người Pháp xây dựng để giam giữ những tù phạm đặc biệt nguy hiểm cho chế độ thực dân Pháp như: tù phạm chính trị, tử tù… Nơi đây thời Pháp thuộc đã giam giữ những nhân vật tham gia các phong trào cách mạng và những người ái quốc chống lại chính phủ thuộc địa, và sau đó lại được Mỹ sử dụng để giam cầm tù binh trong cuộc chiến chống Mỹ.
Hiện nay, nơi đây đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt.
Cầu tàu 914
Cầu tàu 914 – Một địa điểm lịch sử mang ẩn tích về con số 914, đó không phải là dấu mốc của cây số, không phải là số thứ tự của bến tàu mà đó là con số đại diện cho 914 sinh mạng đã chết trong quá trình xây dựng cầu tàu.
Nó chính là một trong những di chứng lịch sử, nơi diễn ra rất nhiều nỗi bị thương khổ ải của những người đã khuất. Và cũng là nhân chứng lịch sử của những người còn sống khi chỉ biết rơi nước mắt, nuốt cơn hận, đứng nhìn các đồng đội của mình ngã xuống.
Đến khi cuộc cách mạng Tháng Tám thành công, vào ngày 4 tháng 5 năm 1975, Cầu Tàu 914 còn là nơi hân hoan với rất nhiều chiếc lá cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới, bên cạnh cùng những tấm ảnh lụa về hình ảnh Bác Hồ kính yêu. Và đó cũng là dấu mốc quan trọng để những người tù còn sống, lên tàu trở về với đất liền, chấm dứt những tháng ngày địa ngục trần gian.
Chùa Núi Một
Chùa Núi Một hay còn gọi là Vân Sơn Tự. Một địa điểm du lịch mà trước đây được Mỹ ngụy xây dựng vào những năm 1964. Mang tên Núi Một vì chùa nằm trên Núi Một, huyện Côn Đảo. Mục đích chính là phục vụ cho tín ngưỡng tâm linh cho các gia đình, quan chức trên đảo. Cùng với sự che mắt dư luận quốc tế về việc cai trị tù nhân trên đảo của quân Mỹ ngụy. Chúng đã quyết định xây dựng nên ngôi chùa này.
Nguồn lao động xây dựng nên ngôi chùa này chính là những tù nhân có án chung thân bị giam tại trại Phú Hải ( nhà tù Côn Đảo). Bất kể sự phản kháng nào của tù nhân vì sự vất vả khi xây chùa của tù nhân đều không được đáp ứng. Ngược lại, chế độ thực dân còn đàn áp, bóc lột mãnh liệt hơn.Tổng diện tích vào khoảng 19.434m2. Được trùng tu vào năm 2011, cơ sở hạ tầng của chùa đã đáp ứng được những nhu cầu thiết yếu của khách du lịch cả trong và ngoài nước.
Nghĩa trang Hàng Keo
Di tích Nghĩa trang hàng Keo có diện tích 97.698m2, là nơi vùi chôn khoảng 10.000 tù nhân bị thực dân Pháp giết hại tại nhà tù Côn Đảo từ đầu thế kỷ 20 cho đến giai đoạn khủng bố trắng 1940-1941.
Đi Hàng Keo là lối nói của người tù khi tiễn bạn về nơi an nghỉ. Có một câu ca ai oán đeo đẳng bao kiếp tù thuở ấy.
“Côn Lôn đi dễ khó về
Sống nương Núi Chúa, thác về Hàng Keo”.
Năm 1997, các phần mộ ở đây đã được di dời về khu D – Nghĩa trang Hàng Dương. Hiện nay chỉ còn lại rừng cây tự nhiên và những hài cốt bị chôn vùi chưa tìm thấy. Từ đó, việc người dân dâng mâm cúng chiến sĩ Côn Đảo tại Hàng Dương càng nhiều.
Di tích Bãi sọ người và khu biệt lập chuồng bò nằm ngay cạnh nhau
Nhà tù Côn Đảo là một khu nhà tù tại Côn Đảo. Hệ thống nhà tù này được người Pháp xây dựng để giam giữ những tù phạm đặc biệt nguy hiểm. Cụ thể là các tù phạm chính trị, tử tù… Sau thời Pháp thuộc được Mỹ sử dụng để giam cầm tù binh trong cuộc chiến chống Mỹ.
Hiện nay, nơi đây đã được đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt. Địa điểm nổi tiếng nhất trong khu nhà tù này là “chuồng cọp”. Đây là nơi ghi lại những hành động ngược đãi tù nhân nghiêm trọng của:
- Thực dân Pháp
- Quân đội Mỹ.
- Chế độ Quốc gia Việt Nam/Việt Nam Cộng hòa.
Vừa rồi là bài viết chia sẻ cách chuẩn bị mâm cúng chiến sĩ đơn giản. Xin chúc quý bạn có được buổi lễ viếng Cô diễn ra trọn vẹn và thuận lợi nhất.
Dịch vụ Đồ cúng Trọn gói Tâm Phúc hiện nay đã có thể đáp ứng hầu hết các tỉnh miền Nam như: Cần thơ, Long An, Vũng Tàu, TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai,… và còn nhiều tỉnh khác.
Việc đặt mâm cúng trọn gói, sẽ nhằm tiết kiệm được thời gian công sức. Quan trọng là hơn tránh tình trạng sai thiếu lễ vật làm cho nghi lễ đi lệch với truyền thống.
Hi vọng rằng, Dịch vụ Đồ cúng Trọn gói Tâm Phúc sẽ có cơ hội được phục vụ quý khách tại Côn Đảo – vùng đất linh thiêng.
Liên hệ hotline: 033.357.3839
Fanpage: Đồ Cúng Trọn Gói Tâm Phúc
Trang web: www.dichvudocungtamphuc.com
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.